Lợi ích khi nuôi cá rô phi ghép với tôm nước lợ
Hiện nay xu hướng nuôi tôm thâm canh để tăng tối đa thu nhập hay đa dạng hóa các đối tượng nuôi nhằm phòng ngừa rủi ro là 2 xu hướng chung của người nuôi tôm, trong đó nhiều mô hình nuôi ghép cá rô phi với tôm nước lợ đang trở nên phổ biến.
Với mô hình nuôi ghép các rô phi với tôm, các ao nuôi có khả năng chống lại dịch bệnh, giảm sự phát triển của Vibrio trong nước, làm tăng khả năng cạnh tranh giữa hai loài, tận dụng được thức ăn thừa và chất thải hữu cơ trong ao, môi trường ao nuôi ổn định, năng suất nuôi tôm tăng lên. Cụ thể: cá rô phi giúp khống chế bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm, ngăn cản sự phát sinh mầm bệnh, giảm tỉ lệ tôm chết, đồng thời tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập cho người nuôi.
Thực tế thời gian qua, mô hình đã được nhiều bà con áp dụng thành công, ở các vùng nuôi tôm trọng điểm trong tỉnh bà con đang nhân rộng mô hình này. Ông Phạm Việt Phương – Phó Chủ tịch UBND xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Đối với phương pháp nuôi tôm trong ao lắng có lồng ghép thả cá rô phi đã được Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh và bà con trong xã ứng dụng. Qua đó người nuôi đã đúc kết: Mô hình này góp phần loại bỏ các loại vi khuẩn có hại cho tôm rất là hiệu quả”.
Theo khuyến cáo của các ngành chức năng, bà con có thể nuôi ghép cá rô phi với tôm theo 4 cách sau:
Nuôi tôm ghép chung với cá rô phi.
Dùng lồng lưới nuôi cá rô phi và đặt trong ao tôm.
Nuôi cá rô phi ở một ao riêng sau đó lấy nước ao cá rô phi cấp cho ao tôm.
Nuôi cá rô phi ở một ao riêng sau đó lấy nước ao cá rô phi cấp cho ao tôm và có bổ sung cá rô phi vào ao tôm.
Trong đó nuôi chung cá rô phi với tôm trong một ao nhiều bà con lo ngại cá sinh sản nhanh làm ảnh hưởng đến vật nuôi chính, còn nuôi riêng ngoài ao khác để lấy nước cấp cho ao tôm thì ở các nông hộ không bố trí được ao lắng sẽ không thực hiện được. Do đó mô hình được nhiều bà con lựa chọn hiện nay là nuôi cá rô phi trong vèo lưới và đặt trong ao tôm. Chi phí để làm vèo lưới không cao, lại dễ quản lý lượng thức ăn cho tôm, cá rô phi và không làm mất tác dụng lọc nước của cá. Khi áp dụng nuôi cá trong vèo lưới, các nhà chuyên môn lưu ý bà con một số điểm như sau:
Đối với ao nuôi tôm thâm canh, khi chuẩn bị ao nên thiết kế vèo lưới ở vùng trũng giữa ao, chiếm 7 – 10% diện tích ao, mắt lưới thưa (cỡ 0,5 – 1cm) để chất thải lọt qua lưới làm thức ăn cho cá.
Nhằm tránh cá sinh sản, cần chọn cá rô phi đơn tính, cỡ lớn (15 – 20 con/kg), cỡ cá giống phải lớn hơn mắt lưới. Mật độ thả từ 6 – 8 con/m2.
Ao nuôi tôm mật độ cao thì cá rô phi thả trong vèo lưới thường không cho ăn để cá ăn chất thải của tôm được quạt khí quay tụ vào vèo. Định kỳ 15 ngày làm thoáng vèo 1 lần để chất thải dễ lọt qua.
Tôm thường ăn mồi mạnh vào chập tối và rạng sáng, cá ăn mồi mạnh vào ban ngày. Do vậy nên cho tôm ăn vào thời điểm trước khi trời sáng và sau khi tối, tránh cá tranh mồi của tôm, thức ăn thừa và chất thải của tôm sẽ được cá rô phi sử dụng.
Cá rô phi sẽ hạn chế lượng đạm và lân trong nước, nhưng sẽ thải ra lượng NH3 không nhỏ, nếu vượt quá 0,1mg/l sẽ gây ngộ độc cho tôm (ức chế sinh trưởng, giảm khả năng kháng bệnh, gia tăng mẫn cảm với điều kiện môi trường). Do vậy có thể thay nước định kỳ 1 tháng/lần, mỗi lần thay 15 – 20% lượng nước trong ao, hoặc bón chế phẩm sinh học định kỳ 10 – 15 ngày/lần.
Duy trì máy sục khí, máy quạt nước để làm tăng hàm lượng oxy hòa tan, phòng ngừa tôm nổi đầu và quy tụ chất thải vào giữa ao
Ông Phan Văn Hà – Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, nhấn mạnh: Cá rô phi có vai trò rất lớn trong ao nuôi tôm và đã được chứng minh từ nhiều năm nay. Đây là mô hình khá đảm bảo về an toàn sinh học và được Ngành Chăn nuôi khuyến cáo bà con nuôi tôm nên áp dụng. Cách thả nuôi đúng là: sau khi thả tôm được 15 ngày thì có thể thả ghép cá phi với số lượng 100 con có trọng lượng 50 gram/100.000 con bốt; cách thứ hai là có thể thả nuôi cá phi trong vèo với số lượng 5.000 con cá phi đơn tính/300 mét vuông đối với diện tích ao 5.000 mét vuông; cách thứ ba nữa là thả nuôi cá phi trong ao lắng”.
Như vậy theo tính toán, sau từ 2,5 – 3 tháng nuôi có thể thu hoạch tôm và cá. Sau mỗi vụ nuôi có thể thu hoạch 2 – 3 tấn tôm sú, 5 – 6 tấn tôm thẻ chân trắng và 1 – 1,2 tấn cá rô phi/ha. Đối với hình thức nuôi ghép cá rô phi trong vèo lưới, có thể đạt 9 – 12 tấn tôm thẻ chân trắng và 0,5 – 0,8 tấn cá/ha. Ngoài ra, nuôi cá trong vèo việc thu hoạch sẽ đơn giản hơn, nếu cá chưa đạt kích cỡ thương phẩm có thể chuyển sang ao khác để nuôi tiếp.
Nguồn Tôm Vàng
Thông tin liên quan
- 5WAY AQUA PHARMA TUYỂN GẤP TÀI XẾ LÁI XE (30/03/2017)
- Công Ty 5Way Aquapharma Cần Tuyển Nhân Viên Kinh Doanh Tại Bến Tre (29/03/2019)
- Công Ty TNHH Thuốc Thủy Sản Năm Con Đường Ra Mắt Sản Phẩm Mới (14/03/2019)
- Công ty TNHH THUỐC THÚ Y THUỶ SẢN 5WAY AQUA PHARMA Cần tuyển dụng GẤP vị trí: Giám đốc điều hành (07/03/2019)
- Công ty TNHH thuốc thủy sản Năm con đường - 5way Aqua Pharma tuyển GẤP vị trí : 01 Trưởng phòng kinh doanh khu vực Miền Trung (02/03/2019)
- 5way Aqua Pharma tuyển GẤP : 01 nhân viên RD (28/11/2017)
- 5way Aqua Pharma: TUYỂN GẤP 01 NAM CÔNG NHÂN SẢN XUẤT (20/01/2018)
- Tuyển Gấp Nhân Viên Phòng Lab Làm Việc Tại Sóc Trăng (12/09/2018)
- Tuyển Nhân Viên Kinh Doanh Khu Vực Miền Trung (14/08/2018)
- 5way Aqua Pharma: TUYỂN GẤP 01 nhân viên NAM phòng Lab tại huyện Thuận Bình, tỉnh Long An (25/10/2017)
Sản phẩm nổi bật
MICRO MINERAL (New 2 in 1)
Hỗn hợp khoáng tạo vỏ kitin giúp cứng vỏ nhanh. Hỗn hợp vi sinh làm sạch đáy ao, giảm hôi thối