Hội chứng thiếu hụt sắc tố trên tôm (PDS)

Hội chứng thiếu hụt sắc tố (pigment deficiency syndrome) còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như tôm màu nhạt, bệnh tôm xanh hay hội chứng vỏ xanh (McVey, 1993).

Image title

Tôm sú bị hội chứng thiếu hụt sắc tố (PDS)

Nguyên nhân

Đây là một bệnh do thiếu hụt dinh dưỡng trên tôm.

Hội chứng thiếu hụt sắc tố (PDS)) có liên quan đến mức thấp của Carotenoid Astaxanthin trong thức ăn của tôm. Astaxanthin (C40H52O4) là một loại carotenoid màu đỏ, có thể tan trong chất béo. Là một nhóm sắc tố hiện diện trên một số loài tảo, nấm men và thủy sản (tôm, cá hồi), tạo cho cơ, da, trứng có màu vàng cam hay đỏ. Là chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự tạo tách các nguyên tử hydro từ axit béo không no. Astaxanthin được coi là chất màu chính trong vỏ và các cơ quan bên trong  các loài giáp xác, chiếm 86 - 98% tổng lượng Carotenoid và được chứng minh là có vai trò trong việc tạo màu sắc hấp dẫn của tôm khi chế biến.

Bệnh này được quan sát thấy trong các hệ thống nuôi thâm canh vào cuối giai đoạn nuôi đến gần thời kỳ thu hoạch (Jintoni, 2002).

Triệu chứng

Image title

Tôm thẻ chân trắng bị hội chứng thiếu hụt sắc tố (PDS)

Tôm bị bệnh, khi nấu lên sẽ có sắc vàng nhạt chứ không có sắc sáng đỏ tự nhiên. Làm giảm giá trị của sản phẩm tôm trên thị trường nên cân phải hết sức chú ý khi gần về đích trong một vụ nuôi.

Ở tôm bố mẹ bị hội chứng thiếu hụt sắc tố buồng trứng nhạt màu và chuyển trắng đục, làm giảm sức sinh sản và tỷ lệ sống của ấu trùng. Phân tích sinh hóa cho thấy giảm số lượng carotenoid trong trứng và nauplii từ các con cái có khi bị PDS.

Điều trị

Việc điều trị hội chứng thiếu hụt sắc tố chủ yếu thông qua việc cung cấp chế độ ăn uống có nguồn carotenoid (Jintoni, 2002).

Image title

Một nghiên cứu đã chỉ ra, khi bổ sung Astaxanthin với lượng 50 ppm cho tôm bị “hội chứng thiếu hụt sắc tố” sau 4 tuần thì tôm trở lại màu sắc bình thường của chúng. Khi phân tích mô từ các nhóm thử nghiệm xác nhận rằng với những con tôm bị bệnh được bổ sung Astaxanthin, hàm lượng Carotenoid tăng 318%; nhóm còn lại không bổ sung Astaxanthin, chỉ dùng thức ăn thị trường thì sự gia tăng Carotenoid chỉ có 14% và vẫn có “màu xanh”.

Image title

Bổ sung tảo Spirulina sp. với tỷ lệ 30 g/kg trong vào chế độ ăn ngay sau khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng (Regunathan và Wesley, 2006) cũng cho thấy cải thiện đáng kể tình trạng bệnh và tăng sắc tố đỏ trong cơ thịt tôm cũng như chất lượng trứng (tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở nauplii trên mỗi lần đẻ, tỷ lệ sống sót nauplii) và chất lượng ấu trùng (P <0,05).

Ngoài ra, tảo Dunaliella sp. cũng cung cấp một lượng lớn carotenoid cho tôm khi bổ sung vào thức ăn.

Trích Tép Bạc

Sản phẩm nổi bật

Premix S New

Premix S New

Chắc Vỏ, Cứng Thịt, Tạo Màu Cho Tôm

MICRO MINERAL (New 2 in 1)

MICRO MINERAL (New 2 in 1)

Hỗn hợp khoáng tạo vỏ kitin giúp cứng vỏ nhanh. Hỗn hợp vi sinh làm sạch đáy ao, giảm hôi thối

WAY HEPA

WAY HEPA

Giải độc, bổ gan cho tôm, cá

DIGEST ONE

DIGEST ONE

Men vi sinh tiêu hóa sống cao cấp

MEGACID LIQUID

MEGACID LIQUID

Acid hữu cơ thay thế kháng sinh phòng bệnh đường tiêu hóa ở ốc

Thông tin liên hệ

AQUA PHARMA 5WAY CO., LTD
VP Nha Trang: 1A Phùng Khắc Khoan, Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0258.374.39.39 - Fax: 0258.374.34.34
Nhà máy: QL1A, KCN Suối Dầu, Cam Lâm, Khánh Hòa
Điện thoại: 0258.3743.777 - Fax: 0258.374.34.34

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến:2
Tuần này:2
Tháng này:2
Tổng lượng truy cập:

Chúng tôi trên Facebook