Hiểu thêm về tôm càng xanh khi nuôi trên ruộng lúa

Tôm càng xanh nuôi trên ruộng lúa là mô hình đang cho thấy hiệu quả về kinh tế, nông dân nhiều nơi trong tỉnh muốn mở rộng diện tích nuôi đối tượng dễ tính và nhiều hấp dẫn này. Tuy nhiên bà con nên tìm hiểu rõ thêm về đời sống của tôm càng xanh để có sự chăm sóc tốt nhằm tăng năng suất.

Theo các tài liệu, trong tự nhiên, vòng đời của tôm càng xanh có 4 giai đoạn rõ ràng là trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Tôm trưởng thành sống ở vùng nước ngọt, nhưng sau đó chúng di cư ra vùng nước lợ đẻ (có độ mặn 6 – 18‰) và ấu trùng nở ra sống phù du trong nước lợ. Khi hoàn thành 11 lần lột xác để thành tôm con thì tôm di chuyển dần vào trong vùng nước ngọt.

Image title

Về môi trường sống, tôm càng xanh là loài thích nghi với biên độ nhiệt rộng từ 18 – 34oC, nhiệt độ tốt nhất là 26 – 31oC; cần ánh sáng vừa phải, ánh sáng cao sẽ ức chế hoạt động của tôm, do vậy ban ngày tôm xuống đáy thủy vực trú ẩn, ban đêm hoạt động tìm mồi; mức pH thích hợp nhất là 6.5 – 8.5, pH dưới 5 thì tôm hoạt động yếu và chết sau 6 giờ. Khi gặp môi trường có pH thấp, tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, mang và các phụ bộ bị lở loét, tôm bơi lội chậm chạp và chết sau đó. Môi trường sống phải có ôxy hòa tan > 3 mg/l, dưới mức này tôm hoạt động yếu, tập trung ven bờ, nổi đầu và chết sau vài giờ. Tôm cũng thích hợp ở nồng độ muối từ 0 – 16‰, tôm trưởng thành sinh trưởng tốt ở vùng cửa sông, ven biển.

Về giới tính, tôm đực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, đầu ngực to hơn và khoang bụng hẹp hơn. Đôi càng thứ hai to, dài và thô. Ở con đực còn có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai. Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30mm và hoàn chỉnh khi tôm đạt 70mm. Ngoài ra, ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất còn có điểm cứng. Cơ quan sinh dục trong của con đực gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút. Tôm cái thường mang trứng sớm, ít ăn, chậm lớn nên có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon, có 3 tấm bụng đầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng làm buồng ấp trứng.

Về tập tính ăn, tôm càng xanh xác định thức ăn bằng mùi và màu sắc, tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác (râu). Là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn. Hình dạng và mùi vị thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng tôm đến bắt mồi, nên điều này rất quan trọng trong việc chế biến thức ăn cho tôm.

Tôm thường bò trên mặt đáy ao, bắt mồi nhiều vào chiều tối và sáng sớm, dùng càng nhỏ đưa mồi vào miệng. Trong thời gian ấp trứng, tôm cái có thể nhịn ăn vài ba ngày. Tôm càng xanh có đặc tính loài đáng lưu ý là nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, nên khi nuôi tôm thương phẩm phải đề phòng hiện tượng này để có giải pháp thích hợp.

Tôm càng xanh trưởng thành thường kiếm ăn ở tầng đáy, tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác, chúng dùng râu quét ngang dọc phía trước hướng di chuyển. Trong quá trình tìm thức ăn, tôm có tính tranh giành cao, cá thể nhỏ thường tránh xa đàn hay khi tìm được một miếng thức ăn thì di chuyển đi nơi khác, trong khi đó con lớn vẫn chiếm chỗ và đánh đuổi tôm nhỏ. Ngoài ra, tôm còn ăn đồng loại khi thiếu thức ăn hay bị mềm yếu nên trong vùng nuôi cần có những bó chà để tôm trú ngụ khi lột.

Về lột xác, giống như các loài giáp xác khác, để sinh trưởng, tôm càng xanh đều phải lột vỏ theo chu kỳ, sau mỗi lần lột xác là sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng. Tốc độ sinh trưởng của tôm đực và cái gần như tương đương nhau, cho tới khi chúng đạt kích cỡ 35 – 50g, sau đó khác nhau rõ theo giới tính, tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng có thể gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi, nên có hiện tượng thường thấy trong nuôi tôm càng xanh là sự phân đàn khá rõ, kể cả trong cùng một nhóm giới tính. Đây là ưu điểm của tôm càng xanh toàn đực.

Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh sẽ tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường… Khi tôm tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng và tới chu kỳ lột xác thì lớp vỏ mới hình thành dần dưới lớp vỏ cũ, lớp này rất mỏng, mềm. Khi lớp vỏ mới phát triển đầy đủ thì tôm tìm nơi vắng và giàu ôxy để lột vỏ. Khi lớp vỏ cũ lột đi, vỏ mới còn mềm và co giãn được. Dưới áp lực của khối mô cơ lâu ngày bị ép bởi lớp vỏ cũ, cơ thể tôm bấy giờ giãn nở, lớn lên nhiều và khác hẳn với lúc trước khi lột xác. Lớp vỏ mới cứng dần sau 3 – 6 giờ và tôm sẽ hoạt động lại bình thường sau đó.

Trích nguồn báo Đất Mũi

Sản phẩm nổi bật

Premix S New

Premix S New

Chắc Vỏ, Cứng Thịt, Tạo Màu Cho Tôm

MICRO MINERAL (New 2 in 1)

MICRO MINERAL (New 2 in 1)

Hỗn hợp khoáng tạo vỏ kitin giúp cứng vỏ nhanh. Hỗn hợp vi sinh làm sạch đáy ao, giảm hôi thối

WAY HEPA

WAY HEPA

Giải độc, bổ gan cho tôm, cá

DIGEST ONE

DIGEST ONE

Men vi sinh tiêu hóa sống cao cấp

MEGACID LIQUID

MEGACID LIQUID

Acid hữu cơ thay thế kháng sinh phòng bệnh đường tiêu hóa ở ốc

Thông tin liên hệ

AQUA PHARMA 5WAY CO., LTD
VP Nha Trang: 1A Phùng Khắc Khoan, Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0258.374.39.39 - Fax: 0258.374.34.34
Nhà máy: QL1A, KCN Suối Dầu, Cam Lâm, Khánh Hòa
Điện thoại: 0258.3743.777 - Fax: 0258.374.34.34

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến:2
Tuần này:2
Tháng này:2
Tổng lượng truy cập:

Chúng tôi trên Facebook