Cải thiện nguồn nước cho tôm nuôi

Xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước và thiếu hệ thống tiêu thoát nước đã dẫn đến nhiều khó khăn cho con tôm. Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững và đạt hiệu quả như mong đợi, thiết nghĩ cần phải “cải tổ” nguồn nước nuôi đối tượng này.

“Đổi mới” đê điều

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tương đương với kim ngạch xuất khẩu gạo nhưng nghịch lý là hệ thống đê điều phục vụ cho nuôi trồng thủy sản rất manh mún và chủ yếu dựa vào hệ thống cấp thoát nước dành cho trồng lúa. Đê điều để canh tác lúa là hệ thống tưới một chiều, trong khi với nuôi trồng thủy sản đòi hỏi cung cấp nước hai chiều.

Nếu hệ thống đê điều trồng trọt tập trung ngăn mặn thì hệ thống đê thủy sản lại đề cao việc cung cấp nước mặn. Tỉnh Kiên Giang đã phát triển nuôi trồng nhiều năm, nhưng nhiều nơi chưa có hệ thống thủy lợi dành cho thủy sản. Nguồn nước mặn không được quản lý tốt, đang bị suy giảm. Nước mặn ô nhiễm do mất khả năng làm sạch tự nhiên dẫn đến tôm nuôi dễ phát sinh dịch bệnh và chết. Năng suất tôm bình quân chỉ khoảng 10 tấn/ha/năm. Vốn đầu tư cho thủy lợi chung của tỉnh hằng năm hơn 200 tỷ đồng, mới đáp ứng được khoảng 50 – 60% nhu cầu nạo vét kênh mương, thiếu vốn xây dựng mới.

Các tỉnh đang chú trọng đầu tư đường ống dẫn nước từ biển vào ao tôm, đảm bảo có nguồn nước sạch, song vấn đề đang xảy ra là khi số lượng các hộ nuôi tăng nhanh thì nguồn nước mặn thải ra biển đã gây ra tình trạng ô nhiễm nước biển gần bờ. Do các vùng nuôi tôm đều ở bình địa thấp, nước mặn thâm nhập, nên khi nước thải nuôi tôm đưa ra biển thì chúng lại bị triều đưa trở vào bờ.

Cà Mau là địa phương chuyển diện tích sang nuôi trồng thủy sản rất lớn, nhưng hệ thống thủy lợi không thay đổi là bao. Thậm chí hệ thống đê điều phục vụ trồng lúa trước đây khiến việc cấp thoát nước mặn bị chậm, nhất là khi nuôi tôm công nghiệp. Do việc tiêu thoát nước mặn không kịp thời, kéo theo dịch bệnh tôm ngày càng nhiều.

Đừng để ô nhiễm sâu hơn

Nhiều ý kiến cho rằng cần phải có quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi tôm để tận dụng được việc mặn xâm nhập, biến những tác hại của biến đổi khí hậu thành lợi thế. Các Sở NN&PTNT ở vùng ĐBSCL đã và đang chuyển mạnh sang xây dựng hệ thống đê điều có khả năng điều tiết hai chiều nước mặn và nước ngọt theo mùa. Trong đó, ưu tiên việc có thể lấy nước mặn để nuôi tôm (ở vùng tiếp giáp mặn – ngọt). Tuy nhiên, việc “mở cửa biển” cho mặn xâm nhập vào bờ cũng đặt ra nhiều vấn đề mang tính lịch sử. Đó là triều cường, sóng biển, bão có thể uy hiếp, đe dọa các vùng canh tác trên quy mô lớn, nếu hệ thống đê biển, đê cửa sông không đảm bảo an toàn.

Việc đưa nước mặn vào sâu trong đất liền cũng xảy ra tình trạng ô nhiễm sâu trong nội địa. Ví dụ ở Quảng Nam, hai huyện Thăng Bình và Núi Thành nuôi tôm với diện tích 285ha, triển khai đến năm 2018. Tuy nhiên, theo Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên – Môi trường), “do các ao nuôi liền kề nhau, vùng nuôi tự phát không xây dựng bể lắng lọc để xử lý nước thải, trong khi phương án bảo vệ môi trường các địa phương triển khai chậm. Phần lớn sản phẩm dư thừa trong nuôi tôm đã tích tụ dưới đáy ao. Đây chính là nguồn gây nguy hại cho con tôm”.

Dần dần, người ta thấy rằng đưa nước mặn vào đất liền nuôi tôm đã khó, nhưng việc đưa nước mặn ra khỏi đất liền còn khó hơn nhiều. Đặc biệt là ở Ninh Thuận. Nước mặn lấy từ biển vào pha với nước ngọt từ nước ngầm qua các giếng khoan, sau đó thả tôm nuôi. Nước thải ra không theo một kênh mương nào và thấm trực tiếp qua lớp cát, đi vào mạch nước ngầm, gây ô nhiễm nước ngầm. Tình trạng này cũng diễn ra ở Thừa Thiên – Huế, khi những nghiên cứu cho thấy mạch nước ngầm đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ khi nuôi tôm quy mô lớn.

“Tìm bạn” cho tôm

Những người nuôi tôm đang rơi vào vòng luẩn quẩn, đó là càng chống ô nhiễm càng ô nhiễm hơn. Chẳng hạn để tránh ô nhiễm nước thì đẩy thải nước ra ngoài, gây ô nhiễm cho người khác và cho môi trường chung. Cố gắng nạo vét ao, nhồi hóa chất vào đáy ao, nhưng kết cục là đất bị ô nhiễm sâu hơn, nguồn đất ô nhiễm ngày càng lớn hơn.

Hơn ai hết, những người nuôi tôm và cán bộ ngành tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long đã nhìn thấy vòng luẩn quẩn này. Nhiều ý kiến đề xuất việc thay đổi sang việc nuôi trồng bền vững. Chẳng hạn, thay vì nạo vét ao khiến ô nhiễm nguồn nước và đất thì nên sử dụng hệ vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải giúp làm sạch nước và nền đáy ao, phổ biến là việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản.Ngoài ra, thay vì tìm cách tháo nước ô nhiễm ra biển, nên sử dụng các loại thực vật như tảo, rong, sinh vật phù du hay các loài cây thủy sinh khác (rau, bèo…) để hấp thụ các chất dinh dưỡng, làm sạch nguồn nước thải.

Trong một cuộc hội thảo quốc tế, các chuyên gia hàng đầu của Mỹ đã khuyên nông dân Việt Nam thực hiện nuôi thủy sản lồng ghép. Đây là mô hình vừa kinh tế vừa bảo vệ môi trường rất tốt, đã qua nhiều nghiên cứu và kiểm định. Chẳng hạn nuôi cá ghép các loài cá tai tượng, sặc rằn, cá hường, rô phi,… sẽ ăn các loại thực vật có hại. Các loài cá có thể tham gia vào chuỗi thức ăn trong ao, vừa giúp xử lý các chất dinh dưỡng dư thừa vừa tạo ra sinh khối để tăng năng suất sản xuất của ao nuôi. Hội nghị giao ban nuôi tôm đầu năm 2016 vừa qua, rất nhiều cán bộ khuyến nông và người nuôi đề xuất ý kiến Bộ NN&PTNT cần có những nghiên cứu về việc nuôi lồng ghép để giảm ô nhiễm môi trường và tăng thêm nguồn thu cho người dân các vùng nuôi trồng thủy sản theo khuyến cáo của các nhà khoa học.

Giáo sư Võ Tòng Xuân từng cho rằng, việc nước mặn thâm nhập đã tạo ra những vùng nuôi tôm lúa và tôm chuyên canh rộng lớn, cho người dân thu nhập tăng 300% so với trồng lúa. Món quà thiên nhiên ban tặng mà con người không thể tự làm ra được.

Trích nguồn Tôm Vàng

Sản phẩm nổi bật

Premix S New

Premix S New

Chắc Vỏ, Cứng Thịt, Tạo Màu Cho Tôm

MICRO MINERAL (New 2 in 1)

MICRO MINERAL (New 2 in 1)

Hỗn hợp khoáng tạo vỏ kitin giúp cứng vỏ nhanh. Hỗn hợp vi sinh làm sạch đáy ao, giảm hôi thối

WAY HEPA

WAY HEPA

Giải độc, bổ gan cho tôm, cá

DIGEST ONE

DIGEST ONE

Men vi sinh tiêu hóa sống cao cấp

MEGACID LIQUID

MEGACID LIQUID

Acid hữu cơ thay thế kháng sinh phòng bệnh đường tiêu hóa ở ốc

Thông tin liên hệ

AQUA PHARMA 5WAY CO., LTD
VP Nha Trang: 1A Phùng Khắc Khoan, Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0258.374.39.39 - Fax: 0258.374.34.34
Nhà máy: QL1A, KCN Suối Dầu, Cam Lâm, Khánh Hòa
Điện thoại: 0258.3743.777 - Fax: 0258.374.34.34

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến:2
Tuần này:2
Tháng này:2
Tổng lượng truy cập:

Chúng tôi trên Facebook